Rau cải ngồng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Ngoài ưu điểm hương vị dễ ăn, cách chế biến đa dạng thì rau cải ngồng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

 

Giá trị dinh dưỡng của rau cải ngồng

Rau cải ngồng là loại rau ăn lá thuộc chi Brassica, họ mù tạt. Loại rau này thường được so sánh với rau cải thìa về bề ngoài và hương vị. Thực tế, cải ngồng có thân mảnh, tròn hơn cải thìa. Hương vị cải ngồng hơi giống với mù tạt xanh.

Các món ăn quen thuộc từ cải ngồng bao gồm luộc, hấp, nấu canh, xào tỏi hoặc xào với thịt bò.

Thành phần dinh dưỡng của rau gồm có:

  • Beta-carotene
  • Các loại vitamin C, K, A, vitamin nhóm B
  • Các khoáng chất như canxi, sắt, magie, natri, kali, folate, chất xơ…

9 tác dụng của rau cải ngồng đối với sức khỏe

Cải ngồng được giới nội trợ ưa chuộng vì dễ chế biến thành các món ăn ngon và nhiều công dụng cho sức khỏe.

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Rau cải ngồng là thực phẩm giàu vitamin C. Trong 100 gram cải ngồng có 45mg vitamin C, tương đương với 75% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.

Vitamin C giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa nhiễm trùng, chống viêm, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt trong mùa đông lạnh, việc bổ sung vitamin C sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, vitamin B6 có trong rau giúp duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và điều chỉnh lượng đường trong máu.

2. Cải ngồng làm đẹp da

3. Rau cải ngồng duy trì sức khỏe đôi mắt

Cải ngồng chứa hàm lượng vitamin A phong phú. Dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp… Các chuyên gia cũng nhận định vitamin A cần thiết cho việc cải thiện chứng quáng gà.

4. Cải thiện tiêu hóa

Lượng chất xơ trong cải ngồng có khả năng cải thiện quá trình tiêu hóa đáng kể và khắc phục một số chứng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, chuột rút, táo bón

5. Ăn cải ngồng giúp giảm cân

Nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm phù hợp cho thực đơn giảm cân của mình thì đây là lựa chọn lý tưởng. Hàm lượng chất xơ nhiều trong rau cải ngồng giúp bạn nhanh no hơn và kiểm soát cảm giác thèm ăn.

6. Giảm nguy cơ loãng xương

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên thường xuyên bổ sung cải ngồng vào thực đơn ăn uống để ngừa loãng xương. Do rau chứa hàm lượng canxi giúp tăng cường sức khỏe của xương và răng. Ngoài ra, vitamin K trong rau giúp cho việc hấp thu canxi của cơ thể hiệu quả hơn, tham gia thúc đẩy xương khỏe mạnh và tăng mật độ xương.

7. Rau cải ngồng giúp ngừa bệnh tim mạch

 

8. Ngăn ngừa thiếu máu

Không chỉ chứa kali giúp điều chỉnh huyết áp hiệu quả, cải ngồng còn chứa lượng chất sắt dồi dào hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa chứng thiếu máu hiệu quả. Bạn nên chế biến cải ngồng với các thực phẩm chứa sắt khác như thịt đỏ để tối ưu lượng sắt cho cơ thể.

9. Rau cải ngồng tốt cho người bị hen suyễn

Nghiên cứu của tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng năm 2009 cho thấy những đối tượng có mức folate huyết tương thấp có nguy cơ bị thở khò khè cao hơn 40% so với những người có mức folate huyết tương cao.

Trong khi đó, cải ngồng chứa hàm lượng folate cao. Điều này mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người đang điều trị bệnh hen suyễn.

Những lưu ý khi ăn rau cải ngồng

Lưu ý khi ăn cải ngồng:

Tác dụng của cải ngồng đối với sức khỏe đã được giới chuyên gia công nhận. Tuy nhiên cũng có những đối tượng hạn chế sử dụng loại rau này, bao gồm:

  • Người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều vì có thể gây đầy bụng, chướng bụng
  • Người bệnh thận
  • Vì có tác dụng điều chỉnh huyết áp, hạ huyết áp nên bà bầu ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, bà bầu hay bị chứng trào ngược dạ dày thì cũng hạn chế ăn.

Một số món ăn với cải ngồng:

Cải ngồng xào thịt bò, cải ngồng xào nấm, cải ngồng luộc chấm trứng

Cải ngồng xào tỏi