Rau cải canh là một giống thực vật thuộc họ cải. Cây thân thảo, sống hàng năm, thân có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây. 

Lá cải canh phát triển trên rễ hình trái xoăn. Khi còn non, lá cải màu xanh nõn lá chuối và càng già thì màu xanh càng đậm hơn do trải qua quá trình quang hợp. Cuống lá dầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh. Hai bên mép lá hình răng cưa không đều. Cả thân và lá đều có vị cay, hơi đắng nên mới được dân gian gọi là cải cay. Khi trưởng thành, cải canh cho ra những chùm hoa màu vàng nhạt và có quả chứa hạt hình cầu.

Thành phần dinh dưỡng của cải canh

Lá và hạt của cây rau cải canh là những bộ phận được sử dụng phổ biến. Phần lá được dùng làm rau ăn hàng ngày. Trong khi đó, hạt chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy dầu làm mù tạt.

Thành phần hóa học của cải canh bao gồm:

  • Chất kiềm
  • Chất xơ
  • Vitamin A
  • Abumin
  • Vitamin C
  • Axit nicotic
  • Vitamin B
  • Catoten
  • Vitamin K
  • Kali

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải canh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

Bát canh nóng hổi, đượm vị ngọt từ cá và thanh mát của rau cải là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Biến tấu với gừng và nấm, món ăn quen thuộc sẽ có hương vị mới lạ, giàu dinh dưỡng hơn.

Công dụng của rau cải canh

1. Cải canh giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy, những người ăn cải canh đều đặn có thể kiểm soát được lượng cholesterol xấu, tăng khả năng bài tiết chất béo này qua phân. Điều này rất có lợi cho mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi tuần bạn nên ăn loại rau này ít nhất 2 – 3 bữa. 

2. Chữa ho kéo dài, ho khan, ho có đờm đặc kèm theo thở dốc, các chứng ho do ngoại cảm hoặc do nội thương

Theo y học cổ truyền, cải canh là dược liệu có tác dụng ích khí huyết, tiêu đàm nên có hiệu quả đối với các chứng ho như ho khan, ho có đờm đặc

3. Tăng cường chức năng tiêu hóa, phòng chống táo bón

 Nhờ chứa hàm lượng chất xơ phong phú, cải canh chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những người đang gặp vấn đề ở đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Thực phẩm này giúp làm tăng nhu động ruột, đồng thời làm tăng trọng lượng của phân, kích thích đi ngoài đều đặn.

Ngoài ra, chất xơ trong rau cải canh khi vào trong đường ruột sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi phát triển. Đây chính là nền tảng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4. Mạnh gân xương, thông huyết, tiêu đàm

Món canh cải nấu cua đồng được nhiều người ưa thích nhưng ít ai ngờ rằng bên cạnh việc cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, món ăn này còn có tác động bồi bổ gân xương, chống ứ trệ huyết, hóa đàm.

5. Ngăn ngừa ung thư bàng quang

Với đặc tính lợi tiểu tự nhiên, ăn rau cải canh sẽ giúp kích thích hoạt động tiểu tiện nhiều hơn. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng ứ đọng nước tiểu và các chất độc hại trong bàng quang khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở mà gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư.

6. Cải canh chữa thận yếu, tâm phế mạn ở người già, đau bụng kinh, rong kinh, huyết hư ở phụ nữ

Kết hợp cải canh xào hoặc nấu chung với cật heo ăn mỗi tuần 2 lần. Món ăn này có tác dụng ích tạng, bổ khí, chữa thận yếu, huyết hư, rong kinh, đau bụng kinh ở nữ giới. Ngoài ra, người già bị tâm phế mạn cũng có thể ăn món này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

 

Lưu ý khi dùng rau cải canh

– Chế biến rau cải canh đúng cách:

Từ rau cải canh, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.

Trường hợp dùng rau cải canh muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.